Logo

    Tìm kiếm: tôn tạo

    46 kết quả được tìm thấy

    Khung cảnh bên trong Nhà thờ Đức Bà Paris sau khi trùng tu.

    Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại sau hơn 5 năm tu sửa

    Thế giới-

    Sau hơn 5 năm tu sửa và tôn tạo, Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame) đã chính thức mở cửa trở lại bằng một nghi lễ đầy cảm xúc với thông điệp cảm ơn. Hơn 4.000 người dân vẫn có mặt bên ngoài nhà thờ bất chấp thời tiết không thuận lợi.

    Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Quang

    Hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử-văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch"

    Du Lịch-

    Sáng 25/10, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Ninh Bình và Viện Bảo tồn di tích phối hợp tổ chức hội thảo "Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử-văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch".

    Trùng tu di tích - Kinh nghiệm từ nước Pháp

    Trùng tu di tích - Kinh nghiệm từ nước Pháp

    Văn Hóa-

    Theo TTXVN, ngày 22/8, trùng tu, tôn tạo di tích là những công việc tưởng không khó, nhưng thực tế lại khó không tưởng bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, vừa phải trân trọng lịch sử, vừa bảo tồn, gìn giữ được nguyên gốc của di sản. Dưới đây là một số kinh nghiệm của nước Pháp, nơi hàng năm có hơn 45.600 di tích cần được bảo tồn.

    Lễ Khánh thành Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Hùynh Thúc Kháng sẽ diễn ra vào ngày 9/8

    Lễ Khánh thành Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Hùynh Thúc Kháng sẽ diễn ra vào ngày 9/8

    Thời sự-

    Chào mừng ngày kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Chương trình khánh thành và bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Hùynh Thúc Kháng do Hội Nhà báo Việt Nam và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên đồng tổ chức sẽ được diễn ra vào sáng 9/8/2024 tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

    Các dự án trên sông Vân tạo điểm nhấn cảnh quan, kiến trúc đô thị

    Các dự án trên sông Vân tạo điểm nhấn cảnh quan, kiến trúc đô thị

    Kinh tế-

    Hình ảnh "núi Thúy, sông Vân" được xem là biểu tượng văn hóa của thành phố Ninh Bình. Để từng bước hiện thực hóa quan điểm phát triển "lấy du lịch và công nghiệp văn hóa làm mũi nhọn", giai đoạn 2021-2025, tỉnh Ninh Bình đã tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư nhằm tôn tạo, nâng cấp các công trình, cảnh quan trên sông Vân…

    Ninh Bình tích cực phát huy giá trị danh hiệu UNESCO để phát triển bền vững

    Ninh Bình tích cực phát huy giá trị danh hiệu UNESCO để phát triển bền vững

    Văn Hóa-

    Kể từ khi được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới năm 2014, đến nay, Quần thể danh thắng Tràng An luôn được đánh giá kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Du lịch có trách nhiệm được lựa chọn làm mô hình phát triển với sự tham gia của 3 trụ cột: Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng cư dân. Nhiều năm qua, tỉnh Ninh Bình cũng ưu tiên ngân sách cho phát triển văn hóa, thuộc tốp đầu cả nước. Ngoài việc đầu tư tôn tạo di tích, cảnh quan, Ninh Bình đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để vừa bảo tồn di sản, vừa tạo sự phát triển bền vững.

    Khánh thành trùng tu di tích lịch sử cấp tỉnh đền Phúc Khánh

    Khánh thành trùng tu di tích lịch sử cấp tỉnh đền Phúc Khánh

    Văn Hóa-

    Ngày 27/11, tại đền Phúc Khánh, phường Ninh Sơn (thành phố Ninh Bình), Ban Kiến thiết đền Phúc Khánh tổ chức lễ cắt băng khánh thành trùng tu, tôn tạo đền. Đây là ngôi đền đã được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

    Nhiều hoạt động tri ân người có công với cách mạng

    Nhiều hoạt động tri ân người có công với cách mạng

    Xã hội-

    Những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thăm, tặng quà, tôn tạo, tu sửa nghĩa trang liệt sỹ, vận động ủng hộ quỹ an sinh xã hội, xây, sửa nhà tình nghĩa cho gia đình người có công… Những việc làm đó đã thắp sáng ngọn lửa tri ân, thể hiện đạo lý "Uống nước, nhớ nguồn" của dân tộc.

    Chăm sóc các công trình ghi công liệt sỹ: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

    Chăm sóc các công trình ghi công liệt sỹ: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

    Xã hội-

    Những năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách đối với thương, bệnh binh, người có công với cách mạng, công tác trùng tu, tôn tạo các nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia tưởng niệm trên địa bàn tỉnh cũng đã được các cấp, các ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. Qua đó, thể hiện lòng tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước sâu sắc cho thế hệ trẻ.

    Phố cổ Hoa Lư - sản phẩm du lịch đặc sắc dịp Tết Nhâm Dần

    Phố cổ Hoa Lư - sản phẩm du lịch đặc sắc dịp Tết Nhâm Dần

    Du Lịch-

    Để làm phong phú hơn nữa các sản phẩm du lịch, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đã đầu tư, tôn tạo, phục dựng lại khu phố cổ Hoa Lư tại hồ Kỳ Lân, phường Tân Thành (thành phố Ninh Bình). Dự kiến chiều ngày 27/1 (tức 25 tháng Chạp), doanh nghiệp sẽ khánh thành công trình Phố cổ Hoa Lư (giai đoạn I) và đưa vào phục vụ nhu cầu du khách và nhân dân đúng dịp mừng xuân Nhâm Dần 2022.

    Năm Du lịch Quốc gia 2021 - Hoa Lư, Ninh Bình: Cơ hội tiếp tục quảng bá, xúc tiến du lịch

    Năm Du lịch Quốc gia 2021 - Hoa Lư, Ninh Bình: Cơ hội tiếp tục quảng bá, xúc tiến du lịch

    Du Lịch-

    Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước cùng với những chủ trương, định hướng ưu tiên phát triển du lịch của tỉnh, hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch ở Ninh Bình bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ. Địa bàn du lịch được mở rộng; các điểm danh thắng được tôn tạo, nâng cấp; hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển, đưa Ninh Bình trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện. Giai đoạn 2010-2019 tăng trưởng bình quân về lượt khách đến Ninh Bình là 11%/năm; doanh thu du lịch tăng 23,6%/năm.

    Bảo vệ rừng ở Quần thể danh thắng Tràng An

    Bảo vệ rừng ở Quần thể danh thắng Tràng An

    Kinh tế-

    Khu rừng Văn hóa - Lịch sử - Môi trường Hoa Lư có diện tích hơn 2.879 ha, nằm trong vùng lõi của di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An. Các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi thuộc Khu rừng Văn hóa - Lịch sử - Môi trường Hoa Lư đã tạo nên những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học, về tài nguyên thiên nhiên và môi trường để hình thành nên di sản kép về văn hóa và thiên nhiên thế giới đầu tiên ở Đông Nam Á. Để khai thác có hiệu quả, bền vững và bảo vệ các giá trị của Quần thể danh thắng Tràng An, những năm qua, tỉnh ta đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ rừng, góp phần tích cực trong việc tôn tạo cảnh quan danh thắng, thúc đẩy ngành du lịch tỉnh Ninh Bình ngày càng phát triển.

    Du lịch và môi trường song hành để phát triển

    Du lịch và môi trường song hành để phát triển

    Du Lịch-

    Hướng tới du lịch xanh, Ninh Bình đã có chính sách và hành động cụ thể, thu hút, tạo điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chủ động tham gia vào hoạt động đầu tư, tôn tạo, duy trì, bảo vệ cảnh quan, phát triển du lịch.

    Nho Quan phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Nho Quan phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du Lịch-

    Trong khoảng 8 năm trở lại đây (2010 - 2018), lượng khách đến với du lịch Nho Quan có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 2,35%/ năm. Địa bàn du lịch được mở rộng; các khu, điểm du lịch được tôn tạo, nâng cấp; hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển, đã tạo nên những chuyển biến rõ rệt. Đây thực sự là một tín hiệu tích cực đối với ngành du lịch Nho Quan nói riêng, ngành du lịch Ninh Bình nói chung.

    Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử: Cần sự chung tay của cộng đồng

    Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử: Cần sự chung tay của cộng đồng

    Văn Hóa-

    Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 362 di tích đã được xếp hạng. Hầu hết, các di tích đều có trên 100 năm tuổi, do đó đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Thời gian qua, tỉnh ta đã rất quan tâm đến công tác trùng tu, tôn tạo nhằm gìn giữ những giá trị của các di tích. Tuy nhiên, để công tác trùng tu, tôn tạo thực sự đạt được hiệu quả thì vẫn cần lắm sự chung tay, góp sức từ cộng đồng.

    Đặt tiền lẻ khi đi lễ chùa không phù hợp với giáo lý đạo Phật

    Đặt tiền lẻ khi đi lễ chùa không phù hợp với giáo lý đạo Phật

    Văn Hóa-

    Việc đặt tiền công đức, còn gọi là tiền giọt dầu là một truyền thống văn hóa lâu đời, thể hiện lòng thành của người dân khi đi lễ chùa hoặc đến các khu thờ tự với mong muốn đóng góp vào việc tu bổ tôn tạo di tích, duy trì hoạt động của nhà chùa, khu di tích, đóng góp vào các hoạt động từ thiện... Tuy nhiên, hiện nay, tại nhiều ngôi chùa và khu di tích, hình ảnh người dân đi lễ rải tiền công đức, là những đồng tiền lẻ ở nhiều nơi trong chùa, khu di tích, thậm chí tại cả những nơi trong khu vực như vườn hoa, giếng nước, cá biệt có chỗ còn nhét vào tận tay, đặt dưới chân tượng Phật... Những hành vi ứng xử đó của người đi lễ vô hình chung làm mất đi hình ảnh tôn nghiêm của chốn thờ tự.

    Chùa Bái Đính "hút" khách về tham quan, chiêm bái

    Chùa Bái Đính "hút" khách về tham quan, chiêm bái

    Du Lịch-

    Thành thông lệ hàng năm, ngày mùng 6 Tết Âm lịch là ngày khai hội chùa Bái Đính, khởi đầu cho lễ hội mùa Xuân và cũng là lễ hội lớn của tỉnh Ninh Bình nhằm tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa, thiên nhiên của quê hương, cùng hướng đến những giá trị tâm linh truyền thống Chân - Thiện - Mỹ.

    Yên Khánh quan tâm tôn tạo, chăm sóc các công trình ghi công liệt sỹ

    Yên Khánh quan tâm tôn tạo, chăm sóc các công trình ghi công liệt sỹ

    Xã hội-

    Thấm nhuần đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", những năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách đối với các thương, bệnh binh, người có công với cách mạng, huyện Yên Khánh còn làm tốt công tác trùng tu, tôn tạo các nghĩa trang liệt sỹ, nhà bia tưởng niệm trên địa bàn huyện. Qua đó, thể hiện lòng tri ân đối với các anh hùng liệt sỹ, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

    Lễ Thượng Long và khánh thành công trình chào mừng Kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt

    Lễ Thượng Long và khánh thành công trình chào mừng Kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt

    Văn Hóa-

    Sáng 24/4, tại sân Lễ hội, Khu Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên (Hoa Lư), Ban Tổ chức Kỷ niệm 1050 Nhà nước Đại Cồ Việt tổ chức nghi thức Thượng Long và khánh thành công trình chào mừng kỷ niệm Dự án tu bổ, tôn tạo Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ Vua Lê Đại Hành tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư.

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long